Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

Trong không gian mờ sương tĩnh mịch, không khí lạnh phảng phất chút gió đầu mùa, se se lạnh. Khói bếp bóc lên nghi ngút len lỏi trong từng ngôi nhà thấp thoáng trên đồi núi cao. Người dân xã Bằng Phúc tất bật nấu những mẻ rượu đầu tiên, hương thơm lan tỏa khắp làng.
Rượu Bằng Phúc có từ lâu đờiSản phẩm rượu men lá đến nay đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Hương vị đượm nồng nức tiếng được tạo nên bởi bí quyết quan trọng đó là men rượu được nấu bằng thứ men lấy từ lá cây rừng và bí quyết gia truyền của ông cha để lại. Xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có nghề truyền thống nấu rượu men lá nức tiếng, phổ biến tại 9/9 thôn của xã.

Người dân thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang nấu rượu men lá từ quả men truyền thống của người Tày.
Người dân thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang nấu rượu men lá từ quả men truyền thống của người Tày.

Theo bà Hoàng Thị Hoa, Giám đốc HTX Rượu men lá Bằng Phúc: Rượu được nấu từ gạo lấy từ các xã lân cận như: gạo Khang dân, gạo Nhật…và từ những lá cây dược liệu như: nhân trần, riềng, sả, rau răm… và những loại lá cây theo tiếng người dân tộc Tày thường gọi. Rượu hiện nay được bán ra với chi phí lãi thấp hơn mọi năm do nguyên liệu đầu vào đắt hơn. Sản phẩm của cơ sở đã được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2022.

Còn tại HTX rượu men lá Thanh Tâm, bà Nông Thị Tâm – Giám đốc HTX cho biết, hiện nay HTX có 24 thành viên được thành lập từ 2017. Nhưng sản phẩm đã có những đơn hàng được xuất khẩu sang Nhật Bản vào tháng 10 năm 2022. Với số lượng xuất khẩu trung bình 1 tháng/ 4000 lít. Tuy nhiên Nhật Bản đang đặt vấn đề 1 tháng 10.000 lít. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao tháng 12/2022.

“Việc xuất khẩu sản phẩm rượu men lá của HTX sang thị trường Nhật Bản giúp người dân có thêm động lực và tự tin hơn với nghề nấu rượu men lá truyền thống mà cha ông để lại. Bên cạnh đó, khi sản phẩm, rượu men lá Bằng Phúc đã được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn thì đây là đòn bẩy giúp sản phẩm được nhiều khu vực biết đến và tiêu thụ rộng rãi hơn”.

Ông Triệu Hồng Kê – Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Phúc cho biết: Nghề nấu rượu men lá đã được các cư dân vùng Tày nơi đây duy trì hàng trăm năm nay và đã thực sự trở thành nghề hái ra tiền, giúp người dân xã Bằng Phúc thoát nghèo, vươn lên làm giàu, có của ăn của để, giải quyết được bài toán tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Bên cạnh việc nấu rượu, người dân còn tận dụng bã men để chăn nuôi lợn.

Sản phẩm OCOP 4 sao

Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

Rượu men lá Bằng Phúc còn là 1 trong 2 sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Để duy trì và phát triển nghề nấu rượu men lá truyền thống tại xã Bằng Phúc, tỉnh Bắc Kạn đã giao ngành chức năng tổ chức đánh giá, khảo sát thực trạng, xây dựng kế hoạch lập hồ sơ công nhận làng nghề nấu rượu Bằng Phúc, gắn phát triển du lịch dựa trên khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn, làng nghề truyền thống tại Bắc Kạn.

Theo ông Lục Đình Hoa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Đồn cho biết: Rượu men lá là một sản phẩm rất đặc hữu, từ phương pháp làm men, quá trình lên men và nguồn nước để tạo nên sản phẩm. Huyện Chợ Đồn sẽ phấn đấu nâng cấp sản phẩm để đưa rượu men lá nâng cấp trở thành sản phẩm OCOP thường xuyên của Bắc Kạn theo từng giai đoạn. Hướng đi mới xây dựng xã Bằng Phúc trở thành làng nghề truyền thống nấu rượu gắn với du lịch, nâng cấp sản phẩm và xúc tiến hàng hóa sang các thị trường lớn.

Để rượu men lá có hướng đi phát triển dài hơi và bảo tồn được những giá trị truyền thống những người dân tại xã Bằng Phúc luôn tìm tòi học hỏi, ghi nhớ từng nguyên liệu cũng như cách thức làm men do bí quyết của ông bà để lại.

Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu
Rượu men lá Bằng Phúc – sản phẩm đạt OCOP 4 sao vào năm 2022 của HTX rượu men lá Thanh Tâm xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Rượu men lá của người Bằng Phúc khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, rất dịu, êm, không bị đau đầu. Rượu dù uống say đến đâu thì vẫn cứ sảng khoái, nhẹ nhõm.

Để phát triển thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, tháng 9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch xây dựng làng nghề Rượu Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn và làng nghề sản xuất Miến dong Côn Minh, huyện Na Rì năm 2022 – 2023.

Trong đó, yêu cầu xây dựng làng nghề Rượu Bằng Phúc tiến tới gắn với phát triển du lịch cộng đồng và tạo thành chuỗi phát triển du lịch của tỉnh. Bởi nơi đây, ngoài nghề truyền thống sản xuấn rượu, xã còn được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ, nguồn nước mát lành, có hệ thống ruộng bậc thang đẹp, các nếp nhà lưu giữ nét cổ kính và có nhiều cây chè Shan tuyết cổ thụ cao hàng chục mét…rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, thu hút những vị khách ưa thích khám phá cuộc sống và con người miền núi.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, hiện nay, Bằng Phúc đã đáp ứng được 2/3 tiêu chí làng nghề, cụ thể: Toàn xã có 47,92% hộ dân sản xuất rượu (quy định có tối thiểu 20%); nghề nấu rượu tại địa phương có từ lâu đời và được duy trì liên tục cho đến nay. Đối với các tiêu chí còn lại, xã đang tích cực áp dụng các giải pháp an toàn, vệ sinh trong sản xuất, chăn nuôi…, qua đó đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định.

Trả lời

Liên hệ